Công nghệ máy CNC được phát triển cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT và dần dần được cải tiến, phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC
Cấu tạo của máy CNC
Mặc dù máy CNC có nhiều bộ phận và chi tiết nhưng về cơ bản, máy có những bộ phận chính giống máy công cụ thông thường như sau:
- Bộ thay dao tự động
- Vỏ máy
- Hệ thống điều khiển
- Bàn xe dao
- Trục chính
- Hệ thống cấp nguồn
Tuy nhiên, máy CNC có độ gia công chính xác hơn nhiều so với máy công cụ truyền thống bởi có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt.
Đó là có thêm hệ thống xử lý và điều khiển bằng máy tính, bàn phím nhập dữ liệu, màn hình truy xuất thông tin và theo dõi quy trình vận hành máy.
Nguyên lý hoạt động
Để máy CNC hoạt động được, cần phải nạp chương trình vào hệ thống vi tính thông minh. Máy vi tính có nhiệm vụ xử lý và điều khiển các bộ phận của máy như đầu cắt, tốc độ cắt, biên độ cắt,… theo chương trình có sẵn để gia công sản phẩm.
Máy CNC thường có nhiều kích thước và có nhiều công dụng khác nhau, nhưng có thể mô tả dễ hiểu thì máy CNC hoạt động như sau:
- Máy CNC có 1 hoặc nhiều trục chính. Trục chính có tốc độ quay rất cao, đầu trục chính (vitme) được gắn 1 đầu cắt như mũi khoan để cắt sản phẩm theo trục lên xuống (trục Z).
- Thân máy có bàn giá để cố định sản phẩm và di chuyển theo các trục X,Y. Kết hợp với trục chính (phương Z) để đưa lưỡi cắt di chuyển theo các phương hướng, bề mặt muốn gia công của sản phẩm.
Tham khảo hướng dẫn vận hành máy CNC tại đây